Đau vai gáy có nguy hiểm không? Bắt đầu khi nào chúng dẫn đến tình trạng mãn tính cách điều trị ra sao đều sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi và thực hành theo những gì đã được gợi ý để bạn có một sức khỏe xương khớp tốt nhất.
Khi bạn ngồi học và ngồi làm việc không đúng tư thế cũng có thể gây đau nhức vai gáy, khi bạn đừng quá nhiều hay ngồi quá nhiều một chỗ cũng vậy. Tưởng chừng như chúng chẳng mang đến những nguy hại đáng kể nào, nhưng bạn đừng chủ quan nhé chuyện gì cũng có thể xảy ra đối với cơ thể của bạn. Đọc bài viết dưới đây để xem đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không nhé.
Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Theo những chuyên gia về xương khớp, đau vai gáy là một trong những căn bệnh có biểu hiện rất cụ thể nên ai cũng có thể nhận biết mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về những tác động ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh này tới sức khỏe, tinh thần và sức lao động của bạn nếu không được điều trị tốt.
Những biến chứng thường gặp nhất của bệnh đau vai gáy là rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh do rễ thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh đó, là vấn đề rối loạn cảm giác ở các chi, đau rễ thần kinh hoặc ảnh hưởng đến sự vận động của hai cánh tay.
Đau vai gáy đối với việc bạn sinh hoạt, vận động không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức, stress,… thường chỉ gây đau vùng vai gáy, nhức mỏi và khó khăn trong việc cử động,mà nhiều người không để ý mấy. Nhưng nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống và hiệu quả công việc bạn đạt được.
Nếu việc đau mỏi vai gáy do bạn mắc một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa xương khớp, thoát vị địa đệm cổ, vôi hóa cột sống…Mà không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn. Điển hình có những nguy cơ tiếp nối như: thiếu máu não, biến dạng khớp, bại liệt, teo cơ, đột quỵ,…

Đau mỏi vai gáy mãn tính
Đau mỏi vai gáy mãn tính chính là tình trạng những sự đau nhức mỏi vai gáy, cổ diễn ra lâu dài cùng lúc đó là cơn đau có thể lan truyền xuống một bên cánh tay kèm theo cảm giác dị cảm, tê bì,…Nếu chúng diễn ra liên tục trong 1 tháng trên lên thì chắc chắn bệnh đã đi đến mãn tính và sẽ khó việc chữa trị cho bạn.
Nếu bạn đã quan sát và nhận thấy những triệu chứng này bạn cần lập tức đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị thích hợp và mang đến hiệu quả cho bạn. Bạn cần kiểm tra lâm sàng chuyên biệt để chẩn đoán một cách chính xác nhất, tạo điều kiện để điều tri bệnh một cách kịp thời.

Điều trị bệnh đau vai gáy
1. Điều trị bệnh đau vai gáy tại nhà
- Chườm nóng: Rót phần nước ấm đã được nấu sẵn vào chai thủy tinh rồi chườm lên vị trí vai gáy bị đau nhức. Giữ chai trong khoảng 15 phút hoặc đến lúc bạn cảm thấy cơn đau thuyên giảm thì ngưng. Nên thực hiện trước khi đi ngủ mỗi ngày hoặc mỗi khi các cơn đau xuất hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt. Bạn cần chú ý không được để nước quá nóng có thể gây bỏng cho da của bạn nhé.
- Chườm lạnh: Cho vào trong một miếng vải hoặc túi chườm một cục đá lạnh. Sau đó, chườm lên khu vực vai bị đau nhức cho đến khi thuyên giảm triệu chứng thì ngưng. Bạn nên nhớ không được chườm đá lên vết thương hở vì sẽ dễ bị nhiễm trùng.
- Châm cứu, bấm huyệt: Chúng có tác dụng đả thông kinh lạc và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả. Mặc dù phương pháp này có thể thực hiện tại nhà nhưng thường để mang lại hiệu quả tốt nhất người thực hiện châm cứu, bấm huyệt phải thực sự có sự am hiểu về kỹ thuật.
Ngoài ra, để điều chỉnh được thời gian hợp lý bạn có thể chọn mua một chiếc ghế massage và thư giãn những khi bạn rảnh rỗi trong ngày. Có nhiều chiếc ghế massage cung cấp nhiều tính năng như xoa bóp, nhào nặn, bấm huyệt,…
2. Điều trị bằng thuốc
Sẽ có một số loại thuốc kháng viêm, thuốc thư giãn cơ và thuốc giảm đau,…được bác sĩ chỉ định cho bạn sử dụng. Chúng được thực hiện thông qua hai hình thức là tiêm và thuốc viên.
3. Vật lý trị liệu
Các nhà vật lý trị liệu là những chuyên gia có thể giúp giảm đau vai của bạn và chỉ cho bạn cách cải thiện cách hoạt động của vai. Bằng cách sử dụng nhiều bài tập tăng cường và kéo giãn, xoa bóp và các kỹ thuật trị liệu khác.

4. Phẫu thuật
Trong trường hợp nặng nhất bạn có thể nhận được lời đề nghị phẫu thuật của bác sĩ để giúp giải ép rễ thần kinh hoặc tủy sống.
Chắc hẳn giờ bạn đã có câu trả lời cho vấn đề đau vai gáy có nguy hiểm không cũng như cách chữa trị đau vai gáy như thế nào rồi phải không. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên bạn cần tập cho mình thói quen có một tư thế tốt khi ngồi làm việc cũng như học tập. Có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thể dục thể thao mỗi ngày là không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày nhé.